Cấu trúc Đá_sừng

Cấu trúc của những đá sừng rất đặc trưng. Rất hiếm khi bất kỳ khoáng vật nào thể hiện dạng tinh thể, nhưng các hạt nhỏ lại khít chặt cùng nhau như những mảnh khảm; chúng thường có kích thước gần như bằng nhau. Điều này được gọi là cấu trúc mặt đường ốp lát, từ sự tương đồng với việc lát mặt đường lởm chởm. Mỗi khoáng vật cũng có thể bao quanh các hạt của những khoáng vật khác; ví dụ, trong thạch anh các tinh thể graphit, biotit, sắt oxit, sillimanit hoặc felspat có thể xuất hiện với số lượng lớn. Thường thì tổng thể các hạt được biểu hiện nửa trong mờ theo cách này. Các tinh thể nhỏ nhất có thể cho thấy dấu vết của các đường viền tinh thể, cho thấy chúng được hình thành mới và có nguồn gốc tại chỗ. Điều này khiến người ta tin rằng đá tổng thể đã được tái kết tinh ở nhiệt độ cao và ở trạng thái rắn nên có rất ít khoảng trống tự do để các phân tử khoáng vật tích tụ thành các tinh thể định rõ. Sự tái sinh của đá là đủ để xóa bỏ phần lớn các cấu trúc ban đầu và thay thế ở mức độ ít hay nhiều các khoáng vật cũ bằng các khoáng vật mới. Nhưng sự kết tinh đã bị tình trạng rắn của khối đá cản trở và các khoáng vật mới này không có hình dạng và không thể loại bỏ các tạp chất, mà phát triển xung quanh chúng.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đá_sừng //doi.org/10.1017%2FS0016756800068114 //doi.org/10.1180%2Fminmag.1942.026.178.04 http://www.allerdale.gov.uk/leisure-and-culture/mu... http://www.explorenorthpennines.org.uk/sites/defau... https://www.youtube.com/watch?v=LUFv4rbBkhg https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1942MinM...26..2... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1952GeoM...89..4... https://web.archive.org/web/20100619025947/http://... https://web.archive.org/web/20160809173935/https:/... https://pubs.geoscienceworld.org/msa/ammin/article...